Những điều cần biết về bệnh hen ở người già

Các nghiên cứu gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy tỉ lệ người cao tuổi bị hen suyễn khoảng 4,5-9%. Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như sự kém nhạy cảm của người bệnh trong việc nhận biết sớm triệu chứng. Để phòng bệnh và phát hiện bệnh hiệu quả, bạn cần phải nắm được các thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Đặc điểm bệnh hen ở người cao tuổi

Bệnh hen suyễn ở người già có những điểm khác với người trẻ như sau:

Cơn hen phế quản là triệu chứng chính của bệnh hen. Triệu chứng báo trước thường là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt, ho khan vài tiếng, có khi buồn ngủ.

Ở giai đoạn đầu, khó thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy. Khó thở tăng dần, phải tỳ tay vào thành giường để thở, mệt nhọc, toát mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 10-15 phút, có khi hàng giờ hoặc liên miên cả ngày không dứt.

Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm, đờm có màu trong quánh và dính, càng khạc được nhiều càng dễ chịu. Hết cơn bệnh nhân nằm ngủ được. Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích phát cơn hen.

Bệnh hen ở người già cần chăm sóc như thế nào?

Cách chăm sóc người già mắc bệnh hen suyễn nhìn chung không khác so với những biện pháp điều trị hen thông thường. Tuy nhiên, việc điều trị hen suyễn ở người già thường gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, cần đặc biệt chú ý những điều sau đây:

Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, đau khớp, mờ mắt… Đôi khi sự tương tác giữa các thuốc làm giảm hiệu quả điều trị hen suyễn, thậm chí gây tác dụng phụ. Do đó, khi đi khám bệnh, người bệnh cần cho bác sỹ biết những loại thuốc đang dùng.
Người già thường hay quên, do đó gia đình cần nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ, không được bỏ thuốc sẽ làm tái phát cơn hen.
Cần luôn có người bên cạnh chăm sóc vì người cao tuổi khó nhận biết sớm các triệu chứng bệnh trở nặng, nên không xử lý kịp thời.
Người cao tuổi nên bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, và không nên ăn những món ăn ưa thích là yếu tố gây kích ứng cơn hen.
Do các chức năng cơ thể đã/đang bị lão hóa, hệ hô hấp suy giảm nên việc sử dụng thuốc thường dưới mức cần thiết, sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi đem lại hiệu quả chậm. Đồng thời, người già dễ bị tác dụng phụ hơn nên tâm lý thường chán nản. Bởi vậy sự quan tâm, chăm sóc từ phía gia đình là hết sức cần thiết, và có thể mang tính quyết định.
Cách chữa bệnh hen suyễn ở người già

Đông y quan niệm hen thuộc chứng hão suyễn do các Tỳ – Phế – Thận suy yếu gây ra. Việc điều trị nên tập trung vào nâng cao thể lực, điều hòa toàn thân, hạn chế tái phát các cơn hen suyễn.

Một số bài thuốc đông y điều trị bệnh hen suyễn ở người già

Pha hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt với 1/3 nước ép cải bó xôi, chia ngày uống 3 lần.
Dịch tỏi: Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp làm giảm triệu chứng hen suyễn.
Húng quế: Uống 1 lít nước có 30 – 40 lá húng quế hàng ngày.
Trộn đều hỗn hợp ¼ nước cốt hành tây, 1 muỗng café mật ong với 1/8 muỗng tiêu đen, uống vào sáng hoặc tối.
Nghiền lẫn gừng, nghệ, tiêu đen trộn với mật ong, mỗi ngày dùng 1 muỗng café hỗn hợp này.
Đẳng sâm 15g, phục linh 10g, bạch truật 10g, ngũ vị tử 10g, tô tử 6g, cam thảo 6g, long cốt 20g, sơn thù 10g, mẫu lệ 20g. Dùng 1,2 lít nước, cho mẫu hệ và long cốt sắc trước, sau 20 phút cho các vị thuốc còn lại vào, sắc còn 450 ml, chia ra 3 phần, Nấu với 1 lít nước, sắc còn 450 ml, chia ra 3 phần, ngày uống 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, lúc đang đói.

Tóm lại, chăm sóc và điều trị bệnh hen ở người già là một việc khó khăn, đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì nhẫn nại và nhất là nhân viên y tế phải có những hiểu biết nhất định về lão khoa.

Xem thêm

Kiến thức cần biết về bệnh gan ở người cao tuổi

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi có những biểu hiện gì?