Lưu ý trong từng giai đoạn ăn dặm của trẻ mẹ cần nắm rõ

Giai đoạn bé ăn dặm là khoảng thời gian mà bố mẹ cần chú ý để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ có những chia sẻ về lưu ý trong từng giai đoạn ăn dặm của trẻ mà các mẹ cần biết để chăm sóc cho các con tốt hơn.

Giai đoạn khởi đầu, bắt đầu tập ăn.

Thời điểm từ 4 – 6 tháng là thời điểm mẹ bắt đầu cần phải quan sát bé kỹ xem bé đã có những biểu hiện sẵn sàng ăn dặm chưa như :

Bé cảm thấy háo hức khi quan sát thấy thực phẩm và nhìn mọi người ăn

Bé đã có thể ngồi vào ghế ăn dặm và giữ thẳng cổ

Khi cho thức ăn vào miệng bé không có biểu hiện dùng lưỡi đẩy thức ăn ra

Nếu bé đã đầy đủ những điều trên thì chứng tỏ bé đã sẵn sàng hợp tác với mẹ và ăn dặm với cả mẹ và bé hoàn toàn không phải là cuộc chiến.

Lúc này mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho bé các thực phẩm : Gạo, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt …Tuy nhiên mẹ lưu ý, trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn là bữa ăn chính của bé.

Mỗi ngày mẹ chỉ cho bé ăn một lần, mỗi lần chỉ vài thìa, tùy theo mức độ đòi ăn của bé nhưng chắc chắn là không được quá nhiều.Và phải ăn bắt đầu từ thức ăn loãng sau đó tăng dần độ đặc lên.Khi con đã dần làm quen với các loại hạt, ngũ cốc thì mẹ nên cho bé làm quen với các loại thực phẩm khác như trái cây, rau củ….

Giai đoạn 6-8 tháng tuổi

Rau củ lúc này cho bé ăn mẹ nên chọn các loại vị nhẹ nhàng như táo, lê…đảm bảo được nghiền thật nhuyễn, đối với rau, củ cũng vậy và vẫn cần phải cho qua rây kỹ

Mẹ chỉ nên giới thiệu một món mới trong một lần với bé , để làm loãng thức ăn thì nên sử dụng sữa mẹ và sữa công thức.

Khi bước vào tháng thứ 7 bé cần được bổ sung thịt vào bữa ăn, ngoài ra còn có các loại củ như khoai lang, khoai tây …cũng đều rất tốt.Các loại rau thích hợp với bé nhất là : Cà rốt, đậu, bí đỏ, cà chua, súp lơ…

Và lúc này mẹ cần cho con ăn 2 -3 bữa/ ngày

Giai đoạn 8 -10 tháng

Thời điểm này đã có thể kết hợp 2 món khác nhau cho bé, tuy nhiên mẹ cần chú ý tránh những thực phẩm mà làm bé bị dị ứng.

Bé đã có thể làm quen được với bữa ăn đặc hơn, mẹ không cần phải xay thức ăn quá nhuyễn nữa. Lúc này mẹ bổ sung các loại thực phẩm mới như thịt bò, cá để tăng cường thêm dinh dưỡng cho bé nhé!

Giai đoạn 10-12 tháng

Đến giai đoạn này mẹ có thể mài, cắt đồ ăn thành khúc để bé tập nhai , đồ ăn vẫn đảm bảo phải nấu mềm bởi răng của bé chưa mọc đủ

Trái cây bé ở có thể ăn ở thời điểm này là đào, kiwi, cam, nho…. Còn rau thì hầu hết các loại bé đều có thể ăn được rồi

Mẹ cần bảo bảo cho bé ăn 2- 3 bữa chính và 1đến 2 bữa phụ mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho bé nhé!

Các mẹ cũng cần lưu ý có một số thực phẩm không nên cho bé tập ăn dặm như: Mật ong, các loại hải sản có vỏ như sò, ốc. Sữa bò tươi hoặc sữa thanh trùng, tiệt trùng…..

Để ăn dặm không trở thành cuộc chiến thì cần phải có sự hợp tác giữa cả bé và mẹ. Mẹ nên tạo không khí trong bữa ăn thoải mái, không nên ép bé. Nên thay đổi hương vị các món ăn để kích thích khẩu vị và dinh dưỡng cho bé.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về lưu ý trong từng giai đoạn ăn dặm của trẻ sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để chuẩn bị cho bé ăn dặm tốt hơn.

Xem thêm:

Thực phẩm tăng cường sức khỏe bé mẹ đã biết chưa?