Kỹ thuật chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học đạt hiệu quả cao

Trong chăn nuôi, việc trở ngại nhất đó là mùi hôi thối của gia súc mình nuôi, cụ thể ở đây là lợn. Với chất thải hàng ngày của loại gia súc này gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Để giúp người dân loại bỏ khó khăn này, bà con có thể tham khảo qua Kỹ thuật chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học đạt hiệu quả cao vừa chi phí bỏ ra thấp với những nguyên liệu dễ tìm. Ngoài ra nó còn giúp đặt được hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con có thêm thời gian nghỉ ngơi, tiết kiệm được thời gian dọn chuồng hàng ngày.

Một số ưu điểm trong việc chăn nuôi lợn bằng đệm sinh học

– Đệm lót sinh học thể hiện được rất nhiều ưu điểm khi ứng dụng vào chăn nuôi heo nái. Chất thải do heo nái thải ra được phân hủy ngay trên nền đệm lót hợp vệ sinh, không để lại mùi.

– Nền chuồng có đệm lót êm, tránh trường hợp heo nái trơn, trượt ngã. Không cần tắm cho heo, tiết kiệm đáng kể công chăm sóc, vệ sinh, rửa chuồng trại chăn nuôi. Nuôi heo nái trên đệm lót sinh học giúp bà con xóa đi nỗi lo thiết kế, bố trí hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi.

– Heo nái nuôi con trên đệm lót sinh học khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, giảm bệnh tật, tăng trọng tốt hơn. Đệm lót sinh học giảm tác động của thời tiết thay đổi lên heo heo nái rất tốt. Lớp đệm lót sinh học cân bằng hệ vi sinh tự nhiên, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cho heo.

– Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo nái giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí chăn nuôi như chi phí quạt hút, thông gió, chi phí vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chi phí xây dựng hệ thống thoát nước thải, bể lắng phân, chi phí điện, nước,…

Tiêu chuẩn chuồng trại nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học

– Diện tích và kích thước trung bình chuồng nuôi heo nái trên đệm lót sinh học vẫn giống như chuồng nái thông thường. Tuy nhiên, nền chuồng nên là nền đất được đầm chặt thay vì láng xi măng hay đổ bê tông. Nếu gia đình đã láng xi măng, cần cải tạo lại nền chuồng bằng cách đục lỗ đường kính 4cm, khoảng cách giữa các lỗ là 30cm.

– Chuồng nuôi thiết kế dạng mái kép, chuồng hở. Ngăn cách giữa các gian chuồng giữ nguyên thiết kế thông thoáng. Xung quan tường có thiết kế hệ thống phun sương làm mát và đảm bảo độ ẩm cho lớp đệm lót. chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học  giúp heo thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết thay đổi.

– Thiết kế máng ăn cần cao hơn lớp đệm lót sinh học 20cm. Lớp đệm lót sinh học thông thường có độ dày 60cm, như vậy, máng cho ăn phải cao ít nhất 80cm. Máng ăn và núm uống nước tự động nên đặt ở 2 phía đối nhau, xây máng hứng nước phía dưới núm uống nước để nước không bị rơi xuống lớp đệm lót sinh học. Heo nái nuôi con trên đệm lót sinh học cần đảm bảo độ ẩm cho lớp đệm lót.

 Độ dày đệm lót

– Độ dày đệm lót: Đệm lót thường có độ dầy khoảng 60cm.

– Lưu ý: Khi làm đệm lót mới hoàn toàn cần tăng độ dày của đệm lót thêm 20% vì độ dày của đệm lót thường bị nén xuống khi lên men. Bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao.

 Nguyên liệu và cách phối trộn

– Cách lựa chọn nguyên liệu làm đệm lót: Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng, không dễ bị mềm nhũn, có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích đối với lợn.

– Các nguyên liệu phù hợp: Mùn cưa, vỏ bào của các loại gỗ không độc; trấu, vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông, bã mía, xơ dừa. Vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông cóthể để nguyên hoặc cắt, nghiền có kích thước 3 – 5mm.

– Cách phối trộn nguyên liệu làm đệm: Tùy thuộc nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phối trộn các nguyên liệu làm đệm lót.

Cách làm đệm lót:

– Bướ c 1: Rải lớp trấu dà y 30cm ra nền chuồng.

– Bước 2: Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô lấy từ dịch men để rải lên trên mặt lớp trấu.

– Bước 3: Tiếp tục rải lớp mùn cưa đến độ dày là 30cm lên trên lớp trấu, vừa rải vừa phun nước sạch đều lên trên đến khi đạt độ ẩm khoảng 30%. Chú ý phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều. Thử bằng cách: Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, bốc mùn cưa trên tay nắm chặt lại có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là đạt yêu cầu.

– Bước 4: Rải đều 5kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa.

– Bước 5: Rắc đều hết phần bã ngô lấy từ dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đótưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa.

– Bước 6: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ mặt lớp mùn cưa.

– Bước 7: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng nilon.

– Bước 8: Để lên men 3-5 ngày. Bới sâu xuống 30cm thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu làđạt yêu cầu.

– Bước 9: Sau khi lên men kết thúc thì bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn. Chúý: Dù làm với bất cứ loại nguyên liệu nào thì cũng cần phải làm thành hai lớp đệm để xử lý men trên hai lớp đó như hướng dẫn ở trên. Thời gian sử dụng đệm lót có thể duy trì trong thời gian 2-3 năm. Nếu thực hiện tốt vấn đề quản lý và bảo dưỡng như đã nêu ở trên cóthể duy trì thời gian sử dụng trên 4 năm./.