Kỹ thuật chăn nuôi gà đạt năng suất cao

Chăn nuôi ga ta là ngành chăn nuôi nông nghiệp đang rất phát triển ở Việt Nam vì cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện được đời sống của người dân. Khi mới bắt đầu chăn nuôi gà, bạn cần tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi từ khâu chọn con giống, khẩu phần ăn, quy mô chuồng trại,… Để có thể giúp bạn chăn nuôi một cách hiệu quả, mời bạn tham khảo qua bài viết Kỹ thuật chăn nuôi gà đạt năng suất cao.

Ưu điểm từ chăn nuôi gà ta

Gà ta có sức đề kháng cao rất dễ nuôi, bạn có thể thả vườn hoặc làm quy mô trang trại, sử dụng cám công nghiệp hoặc có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn của gia đình như ngô, thóc, rau, cỏ, giun… giúp tiết kiệm tối đa chi phí ban đầu.

Phương pháp nuôi gà ta thả vườn vừa tiết kiệm kinh phí lại tạo khả năng kháng bệnh cao cho gà, thịt săn chắc cho giá bán cao trên thị trường.

Phân gà có thể tận dụng làm phân bón cho cây trồng hoặc đem bán tăng thêm thu nhập.

Gà cho tỷ lệ nuôi sống tới 98 – 99% tròng vòng 3 tháng. Tiêu tốn thức ăn 2,7 -2,9kg/1 kg tăng trọng. Trọng lượng gà đạt được ở 90 ngày tuổi trung bình từ 1,5 – 1,8kg/1 con.

Chính vì có nhiều ưu điểm hơn so với các loại gà chăn công nghiệp nên chăn nuôi gà ta đang được nhiều người nông dân lựa chọn

Cách chọn gà ta giống

Gà ta là loại gà cho thịt thơm ngon, có sức đề kháng cao, dễ nuôi thích nghi được với mọi khu vực khí hậu khác nhau. Khi chọn gà nên chọn những con chân vàng, da vàng, có màu lông bóng mượt, mắt sáng, nhanh nhẹn khỏe mạnh, chân to, không hở rốn. Gà ta khi trưởng thành cho trọng lượng đạt từ 1,5 – 1,8kg phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.  

Kỹ thuật chăn nuôi gà ta

Cách úm gà:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng thuốc sát trùng phoóc môn hoặc Creezin. Dùng cót tre mỏng cao 45cm quây tròn có đường kính tùy thuộc vào số lượng gà. Sử dụng trấu hoặc bào cưa, rơm dạ cắt ngắn 5cm rải dày 10 -15cm. Sưởi ấm bằng bóng điện 75 -100w treo ở giữa quây cót cách mặt nền 50cm để đảm bảo nhiệt độ ấm cho gà. Ngoài nguồn điện bạn có thể dùng bếp than, bếp trấu, bếp củi nhưng cần làm hệ thống cho khí CO2 ra ngoài.

Chú ý mật độ nuôi:

Mùa thu đông: 1-10 ngày tuổi nhốt 40-50 con/m2; 11-30 ngày tuổi nhốt 20-25 con/m2; 31-45 ngày tuổi nhốt 15-20 con/m2; 46-60 ngày tuổi nhốt 12-15 con/m2; Gà dò 10-15 con/m2; Gà sinh sản 4-5 con/m2. Mùa hè nóng nực có thể giảm 10% số lượng gà.

Nhiệt độ sưởi ấm cho gà: từ 30 -32 độ C dùng cho gà từ 1-3 tuần tuổi, nhiệt độ sẽ được giảm dần theo sức tăng trưởng của gà.

Quan sát sự thay đổi của gà để tăng giảm nhiệt độ cho phù hợp. Nếu thấy ở gần nguồn nhiệt là thiếu nhiệt, tản ra xa nguồn nhiệt nằm bẹp há niệng là do nhiệt độ nóng quá. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường là nhiệt độ đã phù hợp. điều chỉnh nhiệt độ bằng cách nâng, hạ bóng hoặc giảm cường độ ánh sáng.

Thay độn chuồng thường xuyên, tránh hiện tượng ướt chuồng gây nhiễm khuẩn bệnh tật cho đàn gà.

Thời gian chiếu sáng cho gà là 24/24h đối với gà từ 1-10 ngày tuổi, sau đó giảm dần mỗi tuần 20 – 30 phút/. Cường độ ánh sáng thay đổi theo độ tuổi của gà. Mùa đông cần bổ sung ánh sáng để kích thích gà ăn nhiều đẻ sớm, đẻ rộ hơn.

Thức ăn: Lượng thức ăn một ngày đêm: 1-10 ngày tuổi cho ăn 6-10g/1 con; 11-30 ngày tuổi cho ăn 15-20g; 31-60 ngày tuổi cho ăn 30-40g. Gà dò 61-150 ngày cho ăn 45-80g/con. Gà sinh sản: gà mái 100g/con, gà trống 110g. Số bữa ăn đối với gà con là 6 bữa/ngày đêm, gà dò và gà mái sinh sản 2-3 bữa/ngày đêm.

Gà ta thường nuôi thả hoặc bán chăn thả. Nếu vườn thả rộng, dồi dào thức ăn (rau, cỏ, giun, dế, cào cào,…) thì nên bớt lượng thức ăn tinh. Quan sát diều gà buổi chiều trước lúc vào chuồng để biết gà no hay đói, cần cho ăn thêm nhiều hay ít và chú ý phòng bệnh cho gà.

Lưu ý:

Không nên nuôi chung gà thịt với giống với gà con cùng 1 nơi như thế sẽ khó quản lý chăm sóc và ngừa bệnh.

Gà giống mới mua về cần phải áp dụng những biện pháp tiêm chủng, cho uống thuốc và vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

–> Mách bạn kỹ thuật nuôi gà chọi sung sức nhất