Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây dâu tằm

Dâu tằm chẳng những là loại cây dùng làm thức ăn nuôi tằm, mà phần lớn, cây này còn được ứng dụng rộng rãi trong y học, chủ yếu hỗ trợ bổ huyết, dưỡng huyết, chữa cao huyết áp. Do đó, việc trồng cây dâu tằm là hết sức ý nghĩa. Trong chuyên mục lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách trồng cây dâu tằm cũng như là những cách chăm sóc cây cho cây phát triển tốt.

cách trồng cây dâu tằm

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

  • Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng sơ ri. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

  • Đất trồng

Dâu tằm là loại cây ưa ánh sáng và có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất. Tuy nhiên, để có năng suất, chất lượng quả tốt nhất cần chọn đất có bề dày tầng canh tác >1m, độ pH từ 6,5 – 7.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

  • Giống

Cây dâu có thể trồng bằng hạt (nhân giống hữu tính) hoặc trồng bằng cách giâm hom (nhân giống vô tính). Hiện nay, người ta thường chọn phương pháp nhân giống bằng giâm hom bởi cây nhanh cho trái và tuổi thọ bền hơn.

Cách trồng cây dâu tằm

2. Cách trồng cây dâu tằm

Tiêu chuẩn hom: Hom đạt chuẩn phải có 2 mắt trên hom, đường kính ≥ 0,5cm, tuổi hom ≥ 8 tháng. Chặt hom dâu thành từng đoạn dài 18 – 20cm. Vết chặt cách mắt từ 0,5 – 1cm.

Đào hố 40cm x 40cm x 40 cm. Đáy hố bón lót bằng phân hữu cơ, lấp đất đầy miệng hố và cắm hom. Sau khi trồn xong, tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cây dâu. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua cây giống dâu bán sẵn ở các cửa hàng bán cây giống.

3. Chăm sóc

Đối với dâu tằm trồng để thu trái thì các bạn nên chú ý cắt tỉa bỏ bớt lá héo, lá già đi, để lá non có thể mọc ra lại.

Thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là mùa khô.

Khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng, tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 – 2 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân kết hợp làm cỏ và vun xới cho gốc dâu.

Nếu bạn không muốn cây cao thì nên dùng dao dứt ngang một vài chỗ không cần thiết.

4. Thu hoạch

Khi chín, trái dâu sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng, đỏ rồi tím đen. Bạn có thể hái sử dụng khi trái dâu chuyển sang màu đỏ hoặc tím.

Xem thêm:

Công dụng của cây dâu tầm và những bài thuốc ứng dụng

Tổng hợp