Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư bạch cầu bạn cần biết

Bất kỳ một căn bệnh ung thư nào cũng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi chúng thường diễn tiến âm thầm cho tới khi chúng ta phát hiện ra thì đa phần đã ở giai đoạn cuối, việc điều trị gần như không còn tác dụng, bệnh ung thư bạch cầu là một trong số đó. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh ung thư bạch cầu mà bạn nên biết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Ung thư bạch cầu là gì?

Ung thư bạch cầu là bệnh ung thư từ tủy xương, xảy ra khi quá trình sản xuất với trật tự bình thường này bị gián đoạn sản sinh các tế bào tủy chưa trưởng thành được gọi là sự bộc phát bạch cầu. Sự bộc phát bạch cầu này sẽ dồn ép các tế bào tủy bình thường và làm giảm các tế bào máu bình thường.

Triệu chứng của bệnh ung thư bạch cầu

Trong giai đoạn đầu, ung thư bạch cầu thường không có triệu chứng, hoặc triệu chứng diễn ra chậm. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) và bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL) phát triển nhanh hơn và các triệu chứng có thể diễn biến xấu đi nhanh so với các bệnh bạch cầu mãn tính (CML và CLL).

Một số triệu chứng bệnh bạch cầu như đổ mồ hôi về đêm, sốt, mệt mỏi thường giống với các triệu chứng của cúm, gây nhầm lẫn. Nếu bạn bị cúm, các triệu chứng có thể sẽ giảm dần, vì vậy khi thấy những biểu hiện này vẫn tồn tại khá lâu, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Dấu hiệu của bệnh ung thư bạch cầu

Dấu hiệu ung thư bạch cầu

– Sốt, ớn lạnh

– Mệt mỏi, cơ thể suy yếu

– Chán ăn, sụt cân

– Đổ mồ hôi đêm

– Đau xương, khớp

– Khó chịu ở bụng

– Nhức đầu

– Khó thở

– Nhiễm trùng thường xuyên

– Dễ bầm tím hoặc chảy máu

– Xuất hiện những chấm đỏ nhỏ dưới da (xuất huyết)

Triệu chứng tiềm năng khác của bệnh bạch cầu

Thiếu máu: Số lượng tế bào hồng cầu thấp. Các tế bào máu mang oxy đi khắp cơ thể, khi tế bào hồng cầu thấp sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, khó thở, cơ thể yếu ớt.

Số lượng bạch cầu giảm: Việc giảm sản xuất tế bào bạch cầu chức năng (các tế bào máu trắng) làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

Giảm số lượng tiểu cầu: Số lượng tiểu cầu trong máu thấp. Tiểu cầu là tế bào máu có trách nhiệm cho sự đông máu. Tình trạng thiếu máu có thể dẫn đến việc bệnh nhân dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.

Sưng hạch bạch huyết: Một số bệnh nhân bị sưng cổ, nách hoặc háng. Điều này xảy ra khi bệnh bạch cầu đã lan đến các hạch bạch huyết.

Gan hoặc lách sưng to: Sự tích tụ của các tế bào máu bất thường ở gan hoặc lá lách có thể gây ra cảm giác no (chán ăn) hoặc sưng ở phía trên, bên trái của bụng.

Để khẳng định chẩn đoán cần thực hiện các xét nghiệm máu và kiểm tra tủy xương. Các xét nghiệm sẽ chỉ ra số lượng bạch cầu cao và thường chứa các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành được gọi là những sự bộc phát. Số lượng hồng thấp cho thấy bệnh thiếu máu đồng thời số lượng tiểu cầu cũng thường là thấp (bệnh giảm tiểu cầu).

Tuy nhiên, để khẳng định chẩn đoán thì phải thực hiện xét nghiệm tủy xương bằng cách hút mẫu tủy và sinh thiết. Gần đây, các mẫu tủy còn được dùng để làm các xét nghiệm chuyên biệt hơn như đo dòng tế bào, phân tích di truyền tế bào và đánh dấu phân tử chuyên biệt. Hút tủy và sinh thiết thường giúp khẳng định chẩn đoán ung thư bạch cầu trong khi các xét nghiệm chuyên biệt trên giúp hiểu rõ hơn về loại ung thư bạch cầu chính xác cũng như các chỉ số tiên lượng bệnh.

Kiểm tra tủy xương thường được thực hiện tại xương chậu ở phía sau (gọi là Cạnh Sống Xương Chậu Trên Phía Sau). Đối với ung thư bạch cầu lympho cấp tính, việc chọc dò tủy sống cũng là cần thiết. Phương thức này lấy được chất dịch từ não (gọi là dịch não-tủy sống, CSF) để xác định xem nếu có sự thâm nhiễm ung thư bạch cầu phổ biến với ung thư bạch cầu lympho cấp tính.

vietnamnet.vn

Xem thêm

Người bị suy thận nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp?