Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi mẹ cần biết

Trong giai đoạn từ 7 – 9 tháng tuổi trẻ bắt đầu làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ cũng như những thay đổi nhận biết về môi trường xung quanh vì vậy việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng mà các mẹ cần hết sức chú ý. Dưới đây là vấn đề dinh dưỡng cho trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp các mẹ chăm sóc bé nhà mình tốt  hơn.

Dinh dưỡng cho trẻ 7 – 9 tháng tuổi

Sau một thời gian tập ăn dặm, bé đã quen dần với việc ăn dặm. Giai đoạn này bé đã ăn được một số loại thức ăn thô nhưng vẫn cần phải được xay hoặc nghiền nhỏ. Thực đơn của bé cũng bắt đầu đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cũng như vị giác của trẻ.

Giai đoạn từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên và bắt đầu có phản xạ nhai vì vậy thức ăn của trẻ ngoài việc cần được nấu nhừ phải còn lại chút độ thô để kích thích trẻ nhai nuốt. Và đến tháng thứ 9, mẹ có thể cho bé tập ăn cơm nhão, cơm nát và cho bé ăn cùng với bố mẹ.

Thực phẩm dành cho trẻ trong giai đoạn này cũng đa dạng hơn rất nhiều. Trẻ có thể ăn được hải sản cũng như nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác , vậy nên mẹ lưu ý để bổ sung cho bé nhé. Các nhóm thức ăn cần được bổ sung cho bé trong giai đoạn này bao gồm:

– Nhóm cung cấp chất đạm : thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đỗ, vừng..

– Nhóm cung cấp tinh bột : gạo, mì, khoai, ngô…

– Nhóm cung cấp chất béo : dầu, mỡ, lạc…

– Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng : rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mùng tơi, chuối, đu đủ, xoài ….

Đây cũng là giai đoạn trẻ dễ bị thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng nếu như mẹ không có chế độ chăm sóc hợp lý. Các vi chất như kẽm, selen, canxi, photpho,… là các vi chất mà trẻ dễ bị thiếu. Vậy nên trong chế độ dinh dưỡng của bé mẹ nên chú trọng đến việc bổ sung các vi chất này nhưng với một liều lượng thích hợp mẹ nhé.

Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, mẹ cũng cần phải đảm bảo số lượng bữa ăn hàng ngày. Đối với trẻ 7 – 9 tháng tuổi, ngoài bú sữa mẹ, bé cần được ăn 2 – 3 bữa bột/cháo đặc và nước hoa quả.

Lưu ý khi cho trẻ ăn

– Ngoài sữa, nên tập cho bé làm quen với các thức ăn khác loãng đến đặc dần. Từ 8 tháng tuổi, bé nên bắt đầu với thức ăn đặc 2 bữa mỗi ngày.

– Khi bé đã ăn 2 bữa, cần chú ý tới chất lượng bữa ăn vì nó chiếm phần quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé bên cạnh sữa mẹ.
– Cho bé ăn 2 cữ sao cho thuận tiện với sinh hoạt gia đình nhưng nên giữ đúng giờ giấc bé đã quen.


– Các cữ bột không nên liên tiếp nhau mà cách đều giữa các cữ bú mẹ. Ví dụ: bú mẹ – ăn bột có vị ngọt – bú mẹ – bột vị mặn – bú mẹ.
– Nếu trẻ chưa ăn được nhiều, hãy cho bú thêm ngay sau bữa ăn để bé nhận đủ dinh dưỡng.
– Tập cho bé ăn đa dạng từ 4 nhóm thức phẩm và thay đổi thức ăn theo bữa ăn của người lớn. Ví dụ: cha mẹ ăn cá, hãy cho con ăn bột cá, người lớn ăn rau bồ ngót thì làm bột bồ ngót cho trẻ.
– Mỗi chén thức ăn của trẻ luôn có 1-2 muỗng cà phê dầu ăn để bé có đủ năng lượng hoạt động và lớn lên.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi. Nhằm giúp các mẹ nuôi con khỏe mạnh và phát triển cả về trí tuệ và thể chất.

Xem thêm:

4 nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ các mẹ cần thiết

Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi