Cây gắm chữa bệnh gút – bài thuốc cực hiệu nghiệm của người Tày

Bệnh gút khiến vùng bị thương đau nhức không chịu được. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày và nhất là chất lượng giấc ngủ. Do phải chịu đựng cơn đau quá nhiều, người Tày đã vô tình tìm được bài thuốc dùng cây gắm chữa bệnh gút vô cùng hiệu quả và được truyền lại cho đến ngày nay.

Dây gắm hay còn gọi là dây sót, dây mấu hay là cây vương tôn, người Tày gọi là co khau muối. Dây mọc hoang ở các vùng rừng núi cao, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hà Giang,…

Theo y học cổ truyền thì dây gắm có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.

– Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, hỗ trợ chữa trị phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (như sơn ăn da, ngộ độc,…).

– Lá gắm giã để đắp vào vết thương do rắn cắn.

– Dây gắm cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét, rễ cây còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều,…

Người Tày chữa bệnh gút như thế nào?

Người dân tộc tày ở Lục Yên có nhiều kinh nghiệm quý trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng ong đốt (bệnh gút) có thể kể như những đồ ăn kèm với măng, nấm hàng ngày như cải bẹ (cải đắng trồng trên nương), đậu xanh,… Nổi bật trong số đó phải kể đến cây thuốc dây gắm và kinh nghiệm cô nấu dây gắm thành cao dùng cho hỗ trợ điều trị bệnh gút của người dân tộc Tày nơi đây.

Người Tày ở Lục Yên thu hái dây gắm trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm (theo họ vào thời điểm đó dây mới có hiệu quả tốt nhất). Dây gắm thu hái về được rửa sạch, chặt nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi cho vào nấu cao.

Sau khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm được nấu nhừ, tinh lọc, cô đặc liên tục kết hợp với những kinh nghiệm gia truyền từ đó mới cho ra được một mẻ cao gắm. Người Tày ở Lục Yên dùng cao gắm pha nước uống thay trà hàng ngày hoặc ngâm với rượu uống để hỗ trợ chữa trị các bệnh về xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh gút)

Tags: