Cẩn thận các bệnh vào mùa Đông

Vào những ngày trời chuyển mùa, mang theo những cơn gió mát lạnh là thời điểm báo hiệu một mùa Đông đang về trên khắp nơi. Cứ mỗi sáng ra đường, nhất là buổi sớm, chúng sẽ cảm nhận được cái lạnh có phần thư thái, dễ chịu. Tuy nhiên, khi mùa Đông đến, thời tiết trở lạnh cũng có thể mang đến những bất tiện nhất định, trong đó có những bệnh thường gặp dưới đây:

Viêm mũi họng

Viêm mũi họng là bệnh thường gặp vào mùa Đông, nhất là  ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Với biểu hiện là trẻ thường sốt khoảng 37oC nếu bệnh nhẹ, nếu bị bội nhiễm trẻ có thể sốt 39 – 40oC, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho.

tranh-benh-vao-mua-dong
Cẩn thận phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa Đông

Cách xử trí: Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, với trẻ lớn dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia). Nếu kéo dài phải đưa trẻ đến cơ sở y tế.

>>> Mời xem thêm: tổ yến cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho trẻ nhỏ.

Viêm phế quản

Viêm phế quả cũng là một căn bệnh xuất hiện thường xuyên vào mùa lạnh, thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp nhất là 3-6 tháng tuổi. Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt. Sau từ 3- 5 ngày thì trẻ ho nhiều hơn, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Đối với trẻ còn bú mẹ, khi viêm phế quản trẻ có thể bỏ bú, tím tái. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, khoảng 1/5 trường hợp bệnh có thể kéo dài nhiều tuần. Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa.

Các trường hợp nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng cách: Với trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Khi có biểu hiện nặng lên và có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở gần nhất để được khám và điều trị.

Đau khớp vào mùa Đông

Mặc dù, chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy sự thay đổi thời tiết gây ra những tổn hại chung đến khớp nhưng nhiều người bị viêm khớp cho biết khớp của họ trở nên đau đớn và cứng hơn vào mùa đông dù không rõ nguyên nhân.

Dau-xuong-khop-vao-mua-dong
Đau xương khớp vào mùa Đông

Mẹo nhỏ: Nhiều người bị trầm cảm nhẹ trong những tháng mùa đông u ám và điều này có thể làm cho họ cảm thấy đau đớn hơn. Tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất. Bơi là cách luyện tập lý tưởng vì nó tác động lên các khớp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thuốc bổ khớp

Cảm lạnh

Đây là có lẽ là bệnh phổ biến trong mùa Đông và dễ lây. Bạn có thể phòng tránh cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Điều này giúp bạn loại bỏ vi khuẩn mà bạn có thể bị nhiễm từ việc chạm vào các đồ vật được sử dụng chung với những người xung quanh, chẳng hạn như công tắc đèn và tay nắm cửa. Hạn chế tiếp xúc gần với người đang có triệu chứng cảm để giảm thiểu khả năng bị lây bệnh.

can-tranh-benh-vao-mua-dong
Giữ gìn sức khỏe tốt vào mùa Đông

Biện pháp phòng bệnh vào mùa Đông

Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với bệnh. Cung cấp đủ các chất đạm, bổ sung vitamin, ăn nhiều trái cây, rau xanh.

>>> Mời xem thêm: yến sào cung cấp dinh dưỡng và tăng sức đề kháng rất tốt.

Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, viêm nhiễm các xoang. Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm; ăn uống nóng. Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, mặc đủ ấm, đi tất, quàng khăn giữ ấm, tránh gió lạnh… Lưu ý không mặc quá nhiều quần áo cho trẻ vì mặc quá nóng có thể làm cho trẻ ra mồ hôi khiến trẻ ngấm mồ hôi dễ dẫn đến nhiễm lạnh.

Khi có việc ra ngoài đường, nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh bằng việc đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp trên. Giữ ấm cho tai cũng rất quan trọng.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết để các bạn có thể “tận hưởng” mùa Đông một cách trọn vẹn, không gặp bất kỳ phiền toái nào liên quan đến bệnh tật trong mùa Đông.

Tags: