Hướng dẫn cách trồng hoa Dạ Yến Thảo từ hạt
Hoa Dạ Yến Thảo rất được mọi người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Cây có thân thấp, hoa hơi rủ xuống phù hợp trồng trong chậu treo nơi ban công, trồng leo hàng rào hoặc đặt nơi phòng khách, phòng làm việc. Có nhiều cách để nhân giống loại hoa này, trong đó có cách trồng hoa Dạ Yến Thảo từ hạt. Theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.
Ưu điểm của phương pháp gieo hạt giống
Đây là cách nhân giống truyền thống, tỷ lệ nảy mầm ra cây con khỏe mạnh khoảng tầm trên 85%. Đối với cách trồng này, mọi người có thể theo dõi và làm chủ được chất lượng cây mới, thời gian cây sinh trưởng và ra hoa.
Tuy nhiên, do thời gian để hạt giống nảy mầm từ 4 – 7 ngày, cây con từ từ phát triển, trưởng thành và ra hoa sau 30 – 50 ngày, nên chúng ta lại mất rất nhiều thời gian để có thể “thu hoạch” được đợt hoa mới.
Kỹ thuật gieo hạt
-
Chuẩn bị
Cây nên được gieo hạt vào mùa hè khoảng tháng 5, 6. Người trồng cần chuẩn bị đất trồng chất lượng tốt, tránh tình trạng đất bị nhiểm khuẩn, nấm mốc làm hỏng hạt. Đất phải thật tơi xốp, nhiều mùn, khô ráo vừa đủ để giúp hạt dễ dàng nảy mầm. Thêm vào đó, chậu nên có lỗ thoát nước, dụng cụ đào lỗ tra hạt. Chọn hạt giống tốt, có khả năng nảy mầm cao.
-
Gieo hạt
– Giắc đều hạt lên chậu, ban công chỗ trồng hoa sau đó phủ một lớp đất mỏng khoảng 5mm lên trên hạt để giữ ẩm.
– Phun nước nhẹ nhàng khắp chỗ trồng hoa, tránh để trôi hạt hoặc hở hạt lên mặt đất. Để ở chỗ mát tránh ánh nước mặt trời.
– Giữ ẩm cho cây, khoảng 4-7 ngày hạt sẽ nảy mầm chú ý, kiến hay sên ăn hạt hoặc ăn cây nảy mầm.
-
Thành cây
Sau 1 tuần hạt nảy mầm và hình thành những lá nhỏ:
– Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất vì cây con của Dạ Yến Thảo rất đỏng đảnh. Cần lưu ý đến độ ẩm của đất. Nếu ẩm quá cây bị úng, dễ làm bị thối thân nong và lá. Do đó cần tưới nước vừa đủ và dùng bình tưới phun sương để không bị gãy mầm.
– Khi cây được khoảng 4 lá thì dùng phân bón NPK 30-10-10, pha thật loãng và tưới tuần 1 lần.
-
Sang chậu
– Khi cây con được 10cm bạn có thể chuyển sang chậu lớn hơn. Trước khi sang chậu mới, dùng dao cắt dọc cốc rồi bỏ lớp nhựa cốc ra ngoài.
– Đất trồng chậu phải là đất có thoát nước tốt. Sử dụng đất sạch dinh dưỡng Tribat hoặc có thể tham khảo cách trộn đất như sau:
+ 1 phần đất tơi xốp ( là chỗ bám của rễ cây)
+ 1/2 phân chuồng mục ( cung cấp chất dinh dưỡng)
+ 1 phần than củi đập nhỏ ( khoảng 3mm) ( Làm cho tháng đất, thoát nước tốt)
+ 1 Phần trấu. ( Vừa thoáng đất, vừa giữ nước)
+ 1/3 Đá mài garito (Thoát nước)
– Đổ đất đầy chậu, làm hốc sâu bẳng bầu ươm, đặt bầu ươm vào hốc, ấn nhẹ đất cho chặt. Tưới đẫm nước cho tới khi thấy nước chảy ra ở lỗ thoát nước. Tùy theo thời tiết có thể tưới ngày 2 lần hoặc 1 lần hoặc nhiều hơn làm sao đất chỉ đủ ẩm
– Tiếp tục bốn phân NPK pha loãng loại phân bón lá
– Khi cây cao 20 cm thì ngắt ngọn cây và tỉa bớt lá sẽ ra nhiều nhánh chùm kín chậu.
Chăm sóc cây
– Cần tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng cho tới chiều suốt thời kỳ từ hạt hoa cho tới ra hoa. Tuy nhiên lượng nước tưới cần vừa phải, không quá nhiều và để chậu cây ở nơi không bị ngấm nước mưa. Khi tưới, nên dùng bình xịt phun sương để lá và hoa không bị dập.
– Nhiệt độ quá cao (trên 35 độ C) hoặc tưới nước, bón phân quá nhiều dễ làm cây bị úng rễ. Chỉ cần bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần/lần.
– Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.
– Khi cây quá già cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.
Bên cạnh phương pháp trồng hoa Dạ Yến Thảo từ hạt, chúng ta cũng có thể nhân giống loại cây này bằng cách giâm cành. Bạn có thể tham khảo cách làm ở đây.