Bài 2: Ý nghĩa phong thuỷ của tượng Quan Công
Tượng phong thuỷ được nhiều cơ quan, gia đình ưa chuộng và chọn lựa để trưng bày, thờ cúng. Đây là cách gia chủ bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn, cầu mong bình an, may mắn đến với mình và những người xung quanh. Một trong những bức tượng phong thuỷ được nhiều gia đình và doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn đó chính là tượng Quan Công. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa phong thuỷ của việc thờ tượng Quan Công ở bài viết sau nhé:
Quan Công là ai?
Quan Công hay Quan Vũ, tự Vân Trường (162-220) là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán, thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người góp công lớn, cùng Lưu Bị, Trương Phi lập lên nhà Thục Hán.
Quan Công được đánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh. Ông có một sự nghiệp chiến đấu rất hiển hách, vẻ vang. Mỗi khi ông xung trận đều làm cho kẻ thù khiếp sợ.
Ông có nhiều ưu điểm: can trường, dũng mãnh, trung kiên (ông trung thành tuyệt đối với Lưu Bị), tôn sùng lễ giáo, sống rất hào hiệp, trọng nghĩa khí. Kẻ thù lớn nhất của Lưu Bị là Tào Tháo rất tôn trọng và làm nhiều cách để thu phục ông nhưng đều thất bại vì cả đời ông chỉ chiến đấu và cống hiến cho người anh kết nghĩa của mình – đó là Lưu Bị.
Tuy nhiên, ông cũng có nhược điểm là kiêu ngạo và đôi khi cư xử bốc đồng, nông nổi. Chính vì nhược điểm này đã bị kẻ thù lợi dụng nên đã dẫn đến cái chết của Quan Công bất ngờ và bi thương.
Ý nghĩa phong thuỷ của tượng Quan Công
Với tính cách dũng mãnh, can trường, hào hiệp, trọng nghĩa, trung kiên nên khi mất đi rồi thì Quan Công được rất nhiều người yêu mến, kính nể lập bàn thờ.
Trưng, thờ tưởng Quan Công tại gia hoặc tại cơ quan đều thể hiện ý nguyện của gia chủ mong muốn có những tính cách mạnh mẽ, trung dũng, hào hùng, luôn vươn lên. Ngoài ra, nhiều người còn tin tưởng rằng khi trưng, thờ tưởng Quan Công tại nhà hay cơ quan, doanh nghiệp còn có ý nghĩa trấn yêu, trừ tà, xua đuổi những điều xấu xa.
Quan Công được hậu thế xem là biểu tượng của những đức tính: “Danh lợi không đổi lòng, giàu sang không đổi dạ, nghèo hèn không nhụt chí, cường quyền không khuất phục”.
Trưng, thờ tượng Quan Công có ý nghĩa tăng thêm ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá cho gia chủ, đồng thời tránh được những điều xấu và mang lại sự bình an cho gia đình.
Vị trí phong thuỷ đặt tượng Quan Công
Tượng Quan Công nên đặt gần hướng cửa ra vào. Tượng sẽ giúp xua đuổi, ngăn chặn hung khí, tà khí xâm nhập vào nhà.
Tượng Quan Công nên đặt ở vị trí cao: thể hiện sự tôn kính, nâng cao sự tôn nghiêm, oai phong, lẫm liệt, uy nghi.
Tượng Quan Công nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, của cơ quan: vị trí trung tâm có ý nghĩa quán xuyến, bao quát toàn bộ ngôi nhà, cơ quan. Năng lượng tích cực của tượng sẽ lan toả tốt hơn.
Hướng đặt tượng Quan Công
Tượng Quan Công thường được đặt tại phòng đón khách, phòng làm việc tại nhà hay cơ quan bởi tượng mang ý nghĩa ấn trạch, mang lại bình an, bảo vệ cho gia chủ.
Theo các chuyên gia phong thuỷ: nên đặt tượng Quan Công gần cửa ra vào và hướng mặt về hướng xấu của gia chủ. Điều này giúp gia chủ tránh được các điều xấu, điều không may có thể xảy đến.
Đối với các nhà chính trị, giám đốc, quản lý thì nên đặt tượng Quan Công trên bàn làm việc hoặc sau lưng để nhận được sự bảo vệ mạnh mẽ, nâng cao vị thế vị trí của mình trong mắt nhân viên, cấp dưới. Đồng thời cũng nhận được may mắn, tính can trường, mạnh mẽ và tài lộc.
Nên vệ sinh sạch sẽ tượng và khu vực xung quanh tượng để thể hiện sự tôn kính, tôn nghiêm. Từ đó, sẽ đón nhận lại những điều tốt đẹp, may mắn.
Mời bạn xem thêm: