6 Cách chọn kem chống nắng bạn nên cần biết
Chọn kem chống nắng phù hợp rất quan trọng đối với sức khỏe làn da. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày làm giảm sự lão hóa da tới 24%. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chọn kem chống nắng để bạn có thể tự tin xuống phố mà không còn phải lo sợ về các tác hại của tia UV.
Chọn kem chống nắng đúng cách giúp bảo vệ làn da.
Chọn kem chống nắng dựa trên chỉ số SPF
Đây có lẽ là yếu tố đầu tiên đa số chúng ta nghĩ đến khi chọn kem chống nắng. Tuy nhiên nhiều người nghĩ rằng kem chống nắng tốt là kem chống nắng có mức SPF cao như 70 hoặc 100 và sẽ tốt hơn kem chống nắng với mức SPF 30. Thật ra chỉ số SPF 30 có ý nghĩa bảo vệ da khỏi 97% tia UVB còn SPF 100 bảo vệ da khỏi 99% tia UVB. Sự chênh lệch lớn giữa 2 mức SPF chỉ tăng phần trăm bảo vệ lên một lượng không đáng kể. Điều bạn nên cân nhắc là các chất hoá học dùng để tăng mức SPF thì lại không tốt như bạn tưởng.
Chúng tôi thường nói với khách hàng của mình rằng, nếu họ nhìn lên tuýp kem chống nắng và thấy một loạt những từ họ không hiểu, hoặc không nhận ra thì có lẽ họ không nên sử dụng sản phẩm đó. FDA Hoa Kỳ đã xem xét vấn đề này vào năm 2012 và hạn chế mức SPF cao nhất cho phép xuống 50+.
Hãy nhớ rằng SPF cho ta thấy chỉ số đo lường về khả năng chống tia UVB. Những chỉ số SPF cao ngất khiến người dùng nghĩ rằng họ có thể ở ngoài trời lâu hơn mức độ cho phép. SPF không thể bảo vệ da trước tia UVA. Chính UVA mới là nguyên nhân dẫn tới tổn thương da và những dạng ung thư da nghiêm trọng hơn.
Chọn kem chống nắng phố rộng UVA và UVB.
Vì vậy, cách chọn kem chống nắng là bạn hãy chọn sản phẩm kem chống nắng có công thức phổ rộng (Broad-spectrum), đem lại sự bảo vệ trước cả 2 tia UVA và UVB. FDA Hoa Kỳ cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn về vấn đề này vào năm 2012. Nếu như trên bao bì của kem chống nắng không nhắc tới từ “Broad-Spectrum” thì có lẽ bạn nên tránh không sử dụng sản phẩm đó.
Cách chọn kem chống nắng an toàn
Chỉ cần google “kem chống nắng hoá học” bạn sẽ thấy những cuộc tranh luận không ngừng nghỉ về sự an toàn và hiểu quả của kem chống nắng. Chúng ta luôn muốn tin rằng các chất hoá học mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày đều đã được kiểm nghiệm bởi các viện nghiên cứu cũng như đã qua kiểm duyệt các trung tâm của nhà nước.
Tuy nhiên, thực tế là mỹ phẩm và các sản phẩm hoá học ở tất cả các quốc gia đều không được kiểm soát chặt chẽ như chúng ta nghĩ. Có tới khoảng 80.000 chất hoá học được sử dụng hiện nay và tại những nước phát triển có hệ thống quản lý nghiêm ngặt như Mỹ, chỉ khoảng 5 chất bị cấm sử dụng trong vòng 30 năm gần đây. Vậy cách chọn kem chống nắng thế nào là an toàn? Chúng ta hãy cùng xem qua 2 loại kem chống nắng dưới đây.
Kem chống nắng hoá học.
Kem chống nắng hoá học hoạt động bằng cách hấp thụ tia UV và biến chúng trở nên ít có hại hơn. Mặt trái là chúng không chỉ tạo ra các gốc tự do, mà ngay cả các chất hoá học tạo nên chúng cũng có thể dẫn tới các tác động không mong muốn. Thông thường đối với kem chống nắng hóa học bạn nên bôi trước khi ra ngoài 20-30 phút để kem chống nắng kịp thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng. Bạn nên bôi lại sau mỗi 2-3 giờ vì kem chống nắng có thể bị trôi đi do cơ thể tiết mồ hôi.
May mắn thay có một cơ sở dữ liệu cung cấp những thông tin hữu ích giúp chúng ta xác định rõ hơn về các chất hoá học đó .Cơ sỡ dữ liệu của họ hiện tại đã ghi nhận hơn 1.500 loại kem chống nắng. Và dù bạn không thể tìm thấy loại kem chống nắng bạn muốn tìm, bạn có thể điền thành phần của loại kem đó để kiểm tra xem liệu chúng có an toàn hay không.
Kem chống nắng vật lý.
Bạn sẽ tìm thấy Zinc Oxide hoặc Titanium Dioxide là hai thành phần chủ yếu của loại kem này. Kem chống nắng vật lý hoạt động bằng cách phản xạ tia UV. Bạn nên tìm hiểu ngoài hai thành phần trên, loại kem bạn đang xem còn được cấu thành bởi những thành phần nào khác vì rất có thể sẽ có các thành phần không tốt cho da.
Điều đáng buồn là thị trường hiện nay lại bán chủ yếu kem chống nắng hoá học. So với kem chống nắng vật lý, chúng rẻ hơn và không để lại lớp phủ trắng trên da. Một số kem chống nắng vật lý có sử sụng các phân tử kẽm hoặc nano hoặc titanium. Chúng tôi khuyên bạn sử dụng các sản phẩm không có chứa nano zinc oxide. Hiện vẫn chưa có đủ thông tin về khả năng xâm nhập vào máu của các phân tử nano. Dù vậy, để an toàn, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng nó.
Không có thương hiệu kem chống nắng nào được phép quảng cáo về khả năng sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Bạn nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại kem nào. Chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm kem chống nắng lên một vùng da đỡ nhạy cảm hơn trên cơ thể trước và nhờ bác sĩ kiểm tra danh sách các thành phần của sản phẩm. Số lượng các trường hợp dị ứng mỹ phẩm đã tăng vọt trong hai thập kỷ qua. Bất kì loại kem chống nắng nào tự nhận là “không gây dị ứng” đều là quảng cáo lừa đảo. Có rất nhiều loại thành phần tự nhiên (như các loại hạt) mà trẻ em có thể bị dị ứng. Bởi vậy, không thể đảm bảo một sản phẩm sẽ không gây ra dị ứng.
Đối với loại kem này bạn có thể ra ngoài sau khi vừa bôi kem chống nắng, không cần đợi thời gian thẩm thấu như kem chống nắng hóa học. Cũng giống như loại hóa học, kem chống nắng vật lý cũng cần bôi lại sau mỗi 2h và tẩy trang thật sạch trước khi đi ngủ.
Khả năng lâu trôi và tránh nước
Có 3 mức độ tránh nước của kem chống nắng: không tránh nước, tránh nước (40 phút) và tránh nước (80 phút). Chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ “không trôi” trên bao bì sản phẩm. FDA Hoa Kỳ đã nghiêm cấm sử dụng các cụm từ đó. Hiện giờ đã có rất nhiều các bài kiểm nghiệm khác nhau. Hãy nhớ rằng, nếu như bạn đi biển, hoặc tắm tại bể bơi, bạn cần bôi lại kem chống nắng khi lên bờ. Và để duy trì mức SPF của kem chống nắng, bạn cần phải bôi lại hai tiếng một lần. Chỉ một lần bôi sẽ không giữ được mức SPF50 hay bất bì mức SPF nào khác đã ghi trên bao bì. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên dùng khoảng 1 oz (30 gram) lượng kem chống nắng cho toàn thân của người lớn.
Kem chống nắng dạng xịt và khăn lau
Rất nhiều người thích sử dụng bình xịt và khăn lau vì sự tiện lợi của chúng. Tuy vậy, lại có một số vấn đề khi sử dụng chúng.
Đầu tiên, làm sao bạn biết được rằng chính bạn hay con bạn có thể hít phải những gì khi sử dụng kem chống nắng dạng xịt? Các công ty nên được yêu cầu cung cấp bằng chứng thông qua các nghiên cứu rằng các thành phần trong sản phẩm an toàn đối với cơ thể nếu hít phải. Thứ hai, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ở khi sử dụng dạng xịt, một số trường hợp bạn chỉ dùng khoảng 25% lượng kem chống nắng cần thiết. Nếu bạn chỉ dùng 25% lượng cần dùng của kem chống nắng có SPF50, điều đó có nghĩa là thực tế da bạn chỉ được bảo vệ với mức SPF3. Điều này dẫn đến việc người sử dụng ở ngoài trời rất lâu mà không nhận ra rằng họ không có đủ sự bảo vệ trước UVB và UVA.
Các lưu ý cần nhớ khi chọn kem chống nắng
Ung thư da là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tổng số trường hợp mắc ung thư da còn nhiều hơn tổng số trường hợp của tất cả các loại ung thư khác cộng lại (theo Stern 2010). Tin tốt là ung thư da là loại ung thư có thể dễ dàng ngăn ngừa nhất.
Bên cạnh việc tham khảo những cách lựa kem chống nắng trên đây và tìm cho mình sản phẩm phù hợp, bạn cũng nên mặc các trang phục bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời như mũ, khẩu trang, áo dài tay, váy che chân và kính mát. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian UVA và UVB hoạt động mạnh nhất – từ 10h sáng tới 4h chiều. Dùng dù hoặc các loại mái che khi hoạt động ngoài trời. Nhớ rằng vẫn có rất nhiều tia UV hoạt động ngay cả khi trời râm mát.
Và cuối cùng, nếu bạn quá bận rộn để tìm hiểu những thông tin trên đây, thì cách lựa chọn kem chống nắng đơn giản nhất cho bạn. Gõ vào tên loại kem chống nắng bạn đang dùng hoặc các thành phần của nó. Bạn nên sử dụng các loại kem được đánh giá với tổng điểm là 1.
Tóm lại, hãy bảo vệ làn da của bạn. Dù thế nào đi nữa đó là cơ quan lớn nhất trên cơ thể mà bạn có.