Cách trồng cây sứ bằng giâm cành và bí quyết cho nở hoa đúng hẹn

Cách trồng cây sứ bằng giâm cành khá đơn giản và dễ thực hiện. Nếu áp dụng đúng những yêu cầu kỹ thuật trồng cây và cách chăm sóc như sau, chắc chắn bạn sẽ có được một chậu hoa sứ nở đẹp lung linh như ý muốn để trang trí cho không gian thêm sinh động.

Cách trồng cây sứ bằng giâm cành và bí quyết cho nở hoa đúng hẹn

Đặc điểm của cây

Cây sứ hay hoa sứ Thái còn được mệnh danh là “Hoa hồng sa mạc”. Cây thuộc loại thân bụi, thân mọng nước, mập và ngắn, gốc phình rộng, cành dài vỏ có màu xám xanh. Cây có rễ cái và rễ con. Rễ cái còn gọi là rễ cọc, mọc tiếp nối từ thân ra, phình to và dài, dễ bò ngoằn nghèo trên mặt đất vì không đủ sức cắm sâu và lòng đất như những cây khác. Rễ con là nhánh mọc ra từ rễ chính, nhỏ hơn rất nhiều.

Lá cây tập trung ở đầu cành, nhẵn, canh bóng, gốc thuôn nhọn theo cuống, đầu mở rộng và gần tròn. Cây cho hoa 5 cánh xòe hình phễu, mọc thành cụm ở đỉnh, có thể nở quanh năm.

Cách trồng cây sứ bằng giâm cành và bí quyết cho nở hoa đúng hẹn

Cách trồng cây sứ

Người ta thường trồng cây sứ bằng hai cách là gieo hạt và giâm cành. Hiện nay, để tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian và dễ dàng chăm sóc, người chơi cây hay chọn trồng sứ bằng cách giâm cành vào chậu thay vì trồng ở đất vườn như trước đây.

  • Loại đất

Đầu tiên là chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước để cho vào chậu trồng. Đất cần loại bỏ cỏ dại nếu có. Có thể tạo hỗn hợp bao gồm: tro trấu hạt to (40%), bột dừa (20% – 30%), phân bò hoai bóp nhuyễn (10%), vỏ đậu phộng (10%), vỏ trấu tươi (10%). Ủ trong 15 ngày, cách 2 tháng bổ sung thêm Dynamic Lifter trên mặt chậu, xen kẽ với bánh dầu bột.

Cách trồng cây sứ bằng giâm cành và bí quyết cho nở hoa đúng hẹn

  • Chậu trồng

Để thoát nước, chậu trồng cần đục lỗ ở đáy cũng có thể độn một ít đá, gạch nhỏ tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Trồng hoa sứ nên đổ đất đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xòe ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu.

Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp. Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.

Cách trồng cây sứ bằng giâm cành và bí quyết cho nở hoa đúng hẹn

  • Giâm cành

Chọn cành cây già, vỏ đã chuyển sang màu mốc xám, đường kính từ 2,5-3cm trở lên. Dùng dao thật bén cắt ngang nhánh sứ khoảng 30cm, tránh làm bầm dập vết cắt. Sau khi cắt xong, lật ngược chỗ cắt lên phía trên để tránh nhựa chảy nhiều. Lấy vôi vôi hoặc bụi tầu dừa, bụi bồ hóng bôi lên chỗ cắt để sát trùng rồi treo ngược nhánh ở chỗ mát có mái che để tránh nước mưa. Cắt bỏ bớt 1/2  – 2/3 lá của những lá lớn để giảm bớt sự mất nước qua lá khi trồng. Chờ vài ngày, khi mặt vết cắt khô nhựa thì đem trồng. Khoảng 3 ngày sau, có thể bổ sung thuốc kích thích ra rễ, pha nước nồng độ hơi loãng tưới phun sương lên cành cây giâm.

Cách trồng cây sứ bằng giâm cành và bí quyết cho nở hoa đúng hẹn

Lưu ý, nên cắt nhánh giâm vào mùa khô để cây phát triển dễ dàng hơn. Vào mùa mưa, cành giâm có khả năng ngập úng gây thối cành không mọc rễ. Cành giâm phải được lún sâu vào đất khoảng 3 – 4 cm, lấy tay ấn nhẹ xung quanh gốc sau đó cắm cọc và cột nhánh vào để chúng không bị đổ ngã. Chậu cây cần đưa vào chỗ râm mát (nếu là mùa mưa phải có mái che), tránh nắng to trực tiếp chiều vào. Sau khi trồng khoảng 2 – 3 tháng là nhánh ra rễ tương đối nhiều, lúc này đưa dần chậu cây ra chỗ có nắng ít cho cây quen dần, sau đó mới đưa dần ra chỗ có nắng nhiều để cây sinh trưởng tốt và ra hoa nhiều.

  • Tưới nước

Lúc mới trồng, mỗi ngày chỉ phun sương một ít, khi nào cây sống mạnh mới bắt đầu tưới nước, khi tưới phải thật nhẹ nhàng, chỉ cần tưới ít sao cho đất vừa đủ ẩm, nếu khô quá cây sẽ khó ra rễ hoặc bị chết, nếu ướt quá cây sẽ rất dễ bị thối.

Nếu dùng nước giếng, phải đảm bảo nước không bị nhiễm mặn hay nhiễm phèn thì cây mới phát triển tốt. Nếu dùng nước máy nên trang bị thêm một can trữ nước để chất clo trong nước bay hơi trước khi đem tưới nước cho cây. Một số gia đình sử dụng bình phun để thực hiện việc tưới nước cho cây, nước chỉ phủ trên bề mặt đất, không đủ cho cây nên cây sẽ bị rụng và vàng lá. Vì vậy, khi tưới phải tưới trực tiếp vào gốc với lượng nước vừa đủ.

Giúp cây ra hoa đúng hẹn

Để cây nở nhiều hoa thì cành sứ không được quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa.

Cách trồng cây sứ bằng giâm cành và bí quyết cho nở hoa đúng hẹn

Muốn sứ ra hoa vào dịp Tết cũng cần chú ý tới lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.

Nếu thấy ra hoa muộn thì phải xịt phân Đầu Trâu 701 để kích thích ra hoa và nụ hoa mau lớn, xịt phân 901 để giúp hoa rực rỡ và lâu tàn. Hoa nở rồi thì ngưng bón tất cả,lấy chuẩn từ lúc có nụ đến nở là 30 ngày. Trong quá trình làm bông phải xịt rửa sương hay còn gọi là nấm sương để phòng ngừa nụ hoa bị thối rụng.

Cách trồng cây sứ bằng giâm cành và bí quyết cho nở hoa đúng hẹn

Ngoài phương pháp giâm cành, cây sứ Thái còn được nhân giống bằng nhiều cách khác nhau từ gieo hạt, chiết cành, ghép cành. Dù bằng hình thức gì thì cũng cần áp dụng đúng quy trình và chú ý chăm sóc cây hợp lý. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về cách trồng cây sứ tại đây.