Khám phá những bí mật về công dụng của cây gừng gió

Nhằm giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về cây gừng gió, cũng như những sự thật về công dụng của cây gừng gió. Chúng tôi xin được trích dẫn mốt số thông tin liên quan đến loài cây dược liệu hữu ích này.

Gừng gió là cây gì?

Gừng gió là một cây thuốc quý. Cây cao từ 1 mét đến 1,3 mét. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển thành màu trắngvà đắng. Lá mọc so le không cuống mặt trên nhặt, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn. Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ (sau khi lá mọc) thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm, màu trắng. Mùa hoa và quả vào tháng 5,6.

công dụng của cây gừng gió
Hình ảnh về cây gừng gió

Dược lý:

Phân tích về dược lý trong củ gừng gió, y sư Nguyễn Viết Xô cũng cho hay. Gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Trong tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%; monocyclic, sesquiterpen seton, zerumbom  37,5%.

Công dụng của cây gừng gió

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì gừng gió có một số công dụng sau đây:

Đông y: gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết nên trị được chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, đặc biệt có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào…

Tây y: gừng gió có tác dụng kháng viêm, trị xơ gan cổ trướng , ức chế có hiệu quả một số loại ung thư, u nang như: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư máu, ung thư xương, ung thư  gan, ung thư phổi,  ung thư đại tràng, ung thư tũy, ung thư da…

Những bài thuốc được ứng dụng từ cây gừng gió

Ngoài ra để giúp người bệnh có thể hiểu hơn về công dụng trị bệnh của gừng gió cũng như phương thuốc chữa trị, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin sau:

Chữa chứng trúng gió bị ngất: gừng gió khô 30g giã nhuyễn, thêm rượu trắng 10ml chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.

Chữa chân tê lạnh: gừng gió khô 30g giã nhuyễn, thêm rượu 5ml, chưng nóng, xoa khắp người và chân, 2 lần/ngày, 5-7 ngày.

công dụng của cây gừng gió
Cây gừn gió chữa chân tê lạnh rất hiệu quả

Chữa suy dinh dưỡng, thiếu máu, làm ăn ngon, ngủ tốt, da dẻ hồng hào: gừng gió khô 50g tán bột, thêm ít mật ong, làm tễ 5g/viên, uống 10g/ngày sau bữa ăn.

Thông mật, ngừa chuyển ung thư, chữa xơ gan cổ trướng: gừng gió 500g, cây xạ đen 200g, nhân trần 200g tán bột, uống 10g/lần, 2 lần/ngày, hết thuốc là một đợt, nghỉ 10 ngày, uống tiếp đợt khác.

Chữa bị thương ứ máu, đơn độc sưng tấy: gừng gió 15g, nghệ vàng 15g, nghệ đen 15g giã nhuyễn, thêm giấm ăn 150ml, vắt lấy nước uống 1-2 lần/ngày, 3-5 ngày.

Những ai có thể sử dụng cây gừng gió

Gừng gió có thể sử dụng cho mọi đối tượng bởi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng chủ yếu vẫn sử dụng cho các đối tượng đang phải gồng mình mang trong người những căn bệnh quái ác như:

– Người bị xơ gan cổ trướng, viêm gan mạn tính.

– Người bị đau nhức vùng khớp chậu.

– Người bị suy dinh dưỡng,tiêu hóa kém.

– Phụ nữ sau sinh bị suy dinh dưỡng.

Mách nhỏ:

Bạn có thể ngâm rượu cây gừng gió để dùng dần. Cách ngâm rượu cây gừng gió như sau:

+ Dùng 2kg gừng gió phơi khô, sắc mỏng ngâm với 5 lít rượu trắng trong khoang 20-30 ngày.

+ Mỗi lần dùng 15-20ml, ngày dùng 2 lần.

công dụng của cây gừng gió
Bạn có thể ngâm cây gừng gió với rượu để dùng dần

Kiêng kị khi dùng gừng gió

Công dụng của cây gừng gió là rất hữu ích, tuy nhiên khi dùng cây này, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Người nhiệt tích, nóng trong không dùng gừng gió

– Khi dùng gừng gió cần chú ý sử dụng đúng liều lượng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

– Đối với những bệnh nhân mắc chứng xơ gan cổ trướng đơn thuần, trong thời gian dùng thuốc phải ăn nhạt và hạn chế thực phẩm giàu kali, không uống rượu bia, kiêng đồ tanh.

Trên đây là những công dụng của cây gừng gió, và một số thông tin liên quan hy vọng có thể giúp ích cho bạn.

Tổng hợp