Công dụng của rau dền gai và 9 bài thuốc ứng dụng tại nhà

Công dụng của rau dền gai thường được ứng dụng trong việc bào chế thành các phương thuốc chữa hiệu quả những bệnh: Viêm họng, bỏng, kinh nguyệt không đều,… Có thể nói, đây là một vị thuốc vô cùng rẻ tiền và dễ tìm.

Cây dền gai thường mọc ở đâu?

Là dạng cây thân thảo, cây mọc và phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc trí Nam, cây thường mọc ven đường, ở các khu đất bỏ hoang hầu như đâu đâu cũng có cây thuốc này phân bố. Vài năm gần đây do sự sâm thực của loài hoa xuyến chi khiến nhiều loài bị đe dọa, có những loài hiện nay rất khan hiếm như: Cây cỏ xước, cây dền gai….

công dụng của rau dền gai
Công dụng của rau dền gai và 9 bài thuốc ứng dụng tại nhà

Giá trị dinh dưỡng của rau dền gai

Toàn cây có nhiều hoạt chất hóa học rất tốt cho cơ thể như protein, chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng như K, B2, B6, B12, sắt, kẽm, canxi, photpho,… Lá và ngọn non thường được hái nấu canh đem lại giá trị dinh dưỡng, giúp bổ máu. Thân cành và rễ thường được băm nhỏ phơi khô sao vàng để sắc uống điều trị một số bệnh.

Mặc dù là một loại rau dền hoang, gặp ở rất nhiều sau vườn nhà chúng ta, nhưng ở một số nơi, rau dền gai được sử dụng như một thực phẩm, chế biến thành nhiều món ngon cho gia đình. Rau dền gai có hai cách chế biến chủ yếu là luộc và nấu canh. Dền luộc khi ăn dùng với nước chấm có gia vị hoặc vừng, nước luộc làm canh. Dền nấu canh thường cho thêm tôm khô, thịt để gia tăng độ ngọt.

Ngoài hai cách phổ biến trên, rau dền gai cũng có thể được chế biến theo cách xào với một số gia vị như tỏi, hành… Dền gai lại có vị đậm đặc trưng, có tính mát nên là món ăn dân dã rất thích hợp trong mùa hè và đã trở nên quen thuộc đối với người Việt Nam.

Công dụng của rau dền gai

Bài 1: Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt 2 – 3 tiếng thay băng, ngày đắp 2 – 3 lần, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.

Bài 2: Ho có đờm: Dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.

Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g uống thay nước trà.

Bài 4: Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần đến khi đỡ đau họng.

Bài 5: Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ rau dền gai (sao vàng), vỏ quả bí đao 20g, kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.

Bài 6: Bỏng nhẹ: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.

Bài 7: Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 450ml nước sắc còn 200ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 10 ngày.

Bài 8: Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.

Bài 9: Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc (rơm rạ): Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Đây là loại rau dễ trồng, vậy nên tại sao chúng ta lại không trồng quanh sân nhà một khóm rau dền gai để có thể tận dụng bất cứ lúc nào những công dụng của rau dền gai.

Xem thêm:

Cách trồng rau dền gai tại nhà, tươi tốt quanh năm