Bí quyết để có thể trồng cây xương rồng đẹp

Cây xương rồng là loại cây “khó tính”. Trồng cây xương rồng không đúng kỹ thuật sẽ khiến cây kém phát triển hoặc thậm chí…nó không thể sống được lâu. Nhưng đừng lo, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay cho bạn bí quyết để có trồng cây xương rồng đẹp ngay tại bài viết này.

cách trồng cây xương rồng
Những chậu xương rồng nhỏ xinh

Cách trồng cây xương rồng đẹp

Xương rồng cần loại đất có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể dùng hỗn hợp đất trồng với các thành phần gồm tro, đất pha cát, phân bò. Đơn giản hơn, có thể trộn cát, sỏi, đất pha cát và phân để trồng. Điều quan trọng là hỗn hợp đất này cần thoát nước tốt để không gây ngập úng cây.

Cho đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào 2/3 chậu rồi nhẹ nhàng đặt cây vào. Dùng một tay giữ cây, một tay bốc thêm đất bỏ vào chậu sao cho đất đầy đến miệng chậu. Ấn nhẹ bề mặt để lèn đất xuống cố định thân cây.

Nên bổ sung đạm (N) giúp cây tăng trưởng thân, potassium (P) cần cho hoa và trái, phosphorus (P) giúp rễ phát triển và một số chất vi lượng khác.

Nước tưới

Lượng nước và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng. Nguyên tắc chung mỗi khi tưới, cần quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới rưới nước thêm. Lượng nước sử dụng trong một lần không quá nhiều, chỉ cần vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, làm ẩm khoảng 3/4 đất trong chậu. Không nên tưới nước trực tiếp lên cây, tốt nhất là tưới từ từ vào đất.

Ánh sáng và không khí

Xương rồng là loại cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời buổi sáng. Cây xương rồng cần nhận ít nhất 50% lượng ánh sáng mặt trời ban ngày chiếu trực tiếp vào (khoảng 6 tiếng đồng hồ một ngày). Nên đặt cây ở bàn học, bàn làm việc, phơi nắng ít nhất 2-3 ngày một lần, mỗi lần 4-5 tiếng đồng hồ vào buổi sáng là tốt nhất.

Khi chăm sóc, nên quan sát lá để biết cây có thiếu nắng hay không. Biểu hiện thông thường của tình trạng thiếu nắng là lá cây rủ xuống và nhạt màu đi. Khi đó nên tăng cường cho cây tắm nắng nhiều hơn.

vnexpress.net