Người mắc bệnh gút có ăn được thịt gà không

Nhiều người cho rằng người bị gút thì không nên ăn thịt gà bởi thực phẩm này sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó số khác lại cho rằng thịt gà rất tốt cho người bệnh. Vậy người bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Bệnh Gút (Gout), trong Đông Y gọi là bệnh Thống Phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra. Bình thường acid uric được lọc và đào thải qua thận, khi axit uric tăng quá cao chuyển hóa thành các tinh thể muối urat tích tụ ở các vị trí trong cơ thể như: khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân….gây ra viêm khớp, sưng đỏ tại chỗ, đau đớn khi chạm vào.

Bệnh gút có ăn được thịt gà hay không và ăn bao nhiêu
Bệnh gút có ăn được thịt gà hay không và ăn bao nhiêu

Thực phẩm tác động thế nào đến bệnh gút?

Nguyên nhân gây bệnh gout chủ yếu là do hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, vượt quá ngưỡng cho phép. Chất này thường khó phân hủy và dễ kết tinh. Nên khi chúng xuất hiện với một hàm lượng quá lớn sẽ kết tinh hình thành các cục urat tinh thể hình kim sắc nhọt đọng tại các ổ khớp gây nên những cơn đau khớp, viêm sưng đỏ vô cùng nghiêm trọng.

Trong một số loại thực phẩm có chứa nhiều nhân purin. Chính thành phần này khi vào cơ thể nhờ các enzyme trong cơ thể chuyển hóa thành acid uric giải phóng ra máu. Vậy nên khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất purin sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh gout cũng như làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, đối với những người đang bị bệnh gout cấp hoặc mãn tính cần hiểu rõ mình không nên ăn gì, từ đó có chế độ kiêng cữ phù hợp giúp hỗ trợ trị bệnh gout hoặc phòng ngừa bệnh tái phát là rất cần thiết.

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Thịt gà là một thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Theo Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ôn, không độc đi vào tỳ vị, bổ khí huyết và thận. Có tác dụng chữa băng huyết, xích bạch đới, ung nhọt, lỵ.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, thịt gà là loại thịt trắng giàu protein nhưng ít chất béo có thể giúp duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể và hỗ trợ giảm cân. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và có chất lượng cao. Thành phần của thịt gà có chứa các dưỡng chất đa dạng như canxi, phốt pho, sắt, các vitamin A, B1, B2, B6, C, E.

Không chỉ vậy, thịt gà còn chứa một lượng lớn hợp chất đối kháng với homocysteine. Có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát mức độ homocysteine nên rất tốt cho tim mạch.

Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thế nhưng thực tế thì người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn thịt gà nhưng phải ăn đúng cách thì mới có lợi cho sức khỏe và cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng viêm do bệnh gây ra. Như đã nói, thịt gà là loại thịt trắng rất tốt cho sức khỏe kể cả những người bệnh gút.

Trả lời cho câu hỏi bị gút có ăn được thịt gà không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh gút có thể ăn được thịt gà.

Bệnh gút có ăn được thịt gà hay không
Bệnh gút có ăn được thịt gà hay không

Thịt gà có chứa chất ngăn chặn kết tủa acid uric

Bệnh gút thực chất là tình trạng rối loạn acid uric trong máu dẫn đến các tinh thể thủy tinh đọng lại ở các mô và khớp xương gây đau nhức, sưng viêm. Để cải thiện tình trạng này, việc bổ sung các chất có tác dụng ngăn chặn sự kết tủa của acid uric là hết sức cần thiết.

Một trong những thực phẩm có chứa chất này là thịt gà. Thịt gà có chứa một lượng lớn Selenium. Selenium không chỉ đóng vai trọng trong việc chuyển hóa các cơ quan của hệ bài tiết mà còn có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Thịt gà chứa nhiều dưỡng chất cần thiết

Trong thịt gà có chứa hàng loạt những nhóm chất có lợi như vitamin B, các acid amin và khoáng chất, lưu huỳnh, sắt… Trong đó, với hàm lượng phốt pho dồi dào của mình, thịt gà là một trong những thực phẩm hỗ trợ tốt cho sự phát triển của xương và răng. Hơn nữa, phốt pho cũng góp phần tăng khả năng bài tiết của các cơ quan như gan thận.

Mặc dù có lượng đạm dồi dào nhưng các nhân purin trong thịt gà không quá cao và ở mức có thể chấp nhận được. Như vậy, nếu bạn thắc mắc bệnh gút ăn thịt gà được không thì câu trả lời là có nhưng chỉ được ăn với liều lượng vừa phải.

Cách ăn thịt gà tốt cho người bệnh gút

Người bệnh gút không nên chỉ tìm hiểu lời giải đáp cho thắc mắc bị gút ăn thịt gà được không mà còn phải nắm được cách ăn thịt gà sao cho tốt nhất với tình trạng bệnh. Tuy thịt gà tốt cho người bệnh nhưng không nên vì thế mà sử dụng thịt gà một cách mất kiểm soát. Mặc dù chứa ít purin nhưng nếu ăn quá nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh.

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, người bệnh chỉ được ăn ở mức tối đa từ 110mg – 175mg purin một ngày. Vì vậy, nên phân phối bữa ăn sao cho hợp lý, tránh việc làm tăng lượng purin trong cơ thể dẫn đến sự gia tăng của các axit uric.

Tùy vào từng cách chế biến mà hàm lượng purin sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Cứ 100g thịt gà da sẽ có 175mg purin
  • 100g thịt gà kho, rang có 115mg purin
  • 100g thịt gà luộc có chứa 159mg purin
  • 100g chân gà có chứa 110mg purin
  • 100g ức gà có chứa 175mg purin
Bệnh gút có ăn được thịt gà hay không
Bệnh gút có ăn được thịt gà hay không

Những lưu ý khi sử dụng thịt gà cho người bệnh gút

Để ăn thịt gà mà gặp phải các cơn đau khớp, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh gút có ăn được thịt gà nhưng chỉ nên ăn ức hoặc chân gà vì hai bộ phận này chứa lượng purin ở mức độ vừa phải. Hơn nữa, ức gà có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết đặc biệt là Selenium nên có thể sử dụng.
  • Chỉ nên ăn tối đa một ngày từ 70 – 100g thịt gà và dùng 2 – 3 lần/tuần là an toàn nhất.
  • Để gia tăng đào thải acid uric trong cơ thể, nên uống nhiều nước khi ăn thịt.
  • Tuyệt đối không uống nước luộc, không ăn nội tạng gà.
  • Nên chế biến theo kiểu kho, luộc, hấp, rang không nên chiên, rán hoặc nướng.
  • Nên ăn cùng rau xanh trong bữa ăn, nếu ngày hôm đó đã ăn thịt gà thì tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thực phẩm nào có chứa purin nữa.

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt gà không chính là có nhưng nhất định phải ăn ở mức độ vừa phải, nhiều nhất là 70 – 80g thịt gà/ngày. Đồng thời để cải thiện tình trạng sức khỏe và nhanh chóng khỏi bệnh hãy chăm vận động, thay đổi thói quen ăn uống và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: bệnh gút kiêng ăn gì?