Trẻ chậm phát triển trí tuệ, cha mẹ nên làm gì?

Nhiều trẻ chậm phát triển trí tuệ không được hướng dẫn phù hợp và mất đi cơ hội phát triển tốt hơn. Vậy cha mẹ của những trẻ này có thể làm gì? Câu hỏi này sẽ được vtvcantho giải đáp ngay dưới đây.

Như thế nào là trẻ chậm phát triển trí tuệ?

Chậm phát triển trí tuệ nghĩa là các chức năng tâm thần “bị chậm” hay nói cách khác là không phát triển được như mong đợi đối với tuổi của trẻ. Trẻ chậm phát triển trí tuệ gặp khó khăn khi học những điều mới. Sự bất lực này có thể tác động tới mọi khía cạnh phát triển của trẻ, từ học đi và đứng tới học ăn và nói. Chậm phát triển trí tuệ không phải là bệnh song chứng này xuất hiện ở giai đoạn đầu đời (thường từ khi mới sinh) và kéo dài trong suốt phần còn lại của đời người.

Nguyên nhân nào dẫn tới trẻ chậm phát triển trí tuệ?

Những bệnh lí di truyền như rối loạn nhiễm sắc thể X, Hội chứng DOWN…

Những trường hợp mẹ lạm dụng rượu hoặc ma túy trong thai kỳ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành trí não của bé và gây chậm phát  triển trí tuệ.

Chế độ dinh dưỡng thai kỳ của mẹ không được đảm bảo, dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai.

Do trong quá trình mang thai, mẹ mắc các bệnh như Rubella, giang mai, sởi…cũng sẽ ảnh hưởng đến trí não và trí tuệ của bé.

Nếu bé bị sinh nhẹ cân thiếu tháng hoặc sinh ngạt cũng dễ có nguy cơ bị tổn thương não gây chậm phát triển trí tuệ.

Mắc các căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến trí não trong giai đoạn sơ sinh như: Viêm màng não, ho gà, sởi…

Ngoài ra, môi trường xã hội cũng là một yếu tố lớn gây ra trẻ chậm phát triển trí tuệ như bé không được chăm sóc đầy đủ về mặt y tế và thể chất (thiếu dinh dưỡng, không được tiêm phòng đầy đủ), thiếu thốn về mặt tâm lý – xã hội (bị bỏ bê hoặc lạm dụng).

Ngoài ra, việc bố mẹ quá bảo bọc con có thể làm hạn chế khả năng học hỏi và khám phá của con dẫn đến việc trẻ chậm chạp, nhận thức kém hơn bé cùng tuổi.

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường biểu hiện qua hình dáng, thể chất:

Một số trẻ khi sinh ra có diện mạo không bình thường như khoảng cách 2 mắt rộng, khi khóc 2 mắt xếch lên, mũi tẹt, miệng hay há, lưỡi thè ra ngoài.

6 tháng tuổi vòng đầu vẫn nhỏ hơn 43cm, trán hẹp, thấp, chẩm đầu dẹp, đôi khi co giật

Sau khi sinh trẻ không khóc ngay hoặc khóc rất yếu, da tím tái và cơ thể mềm dẻo

Trẻ gặp khó khăn trong ăn uống như bú, muốt, nuốt và nhai, hay bị sặc hoặc nghẹn

Trẻ 6 tháng tuổi vẫn lặng lẽ, không quấy khóc, ít cử động, tiếng khóc yếu hoặc hay gào thét

Nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ qua vận động của trẻ:

Khi ta bế trẻ lên người, trẻ duỗi đờ, quá mềm, hoặc quá cứng không có phản xạ co người lại

Có trẻ sau 7 tháng tuổi vẫn chưa xuất hiện những động tác nhai

Khi ta giúp trẻ đứng lên, hai chân trẻ luôn trong trạng thái bị bắt chéo nhau

Trẻ chậm biết đi

Vận động tay chân lóng ngóng, không khéo léo

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua khả năng nhận thức:

Trẻ quá thụ động nằm suốt ngày

Trẻ 5 tháng tuổi mà hoàn toàn chưa có những phản ứng muốn nhận biết thế giới xung quanh. Dường như trẻ rất thờ ơ không muốn tìm tòi khám phá

Trẻ không chú ý đến người và vật thể xung quanh, phản ứng chậm

Khi đi học trẻ thường học, nhớ mặt chữ chậm và đếm số rất khó khăn

Biểu hiện qua ngôn ngữ giao tiếp:

Trẻ 3 tháng tuổi mà vẫn không biết mỉm cười khi được mẹ đùa, nói chuyện

Trẻ 4 tháng tuổi mà vẫn có phản ứng với tiếng kêu của các đồ chơi phát ra âm thanh: chuông, lục lạc, kèn…

Trẻ học nói muộn hơn, nói câu đơn giản hoặc vốn từ nghèo nàn

Ngôn ngữ nói của trẻ rời rạc, diễn đạt mong muốn của mình không rõ ý

Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ kém hơn những trẻ khác cùng độ tuổi

Biểu hiện qua việc trẻ vui chơi:

Trẻ 6 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết nhìn chăm chú 2 bàn tay của mình, không biế dõi mắt theo vật hoặc người khác

Sau 6 tháng và 12 tháng tuổi vẫn hay nghịch tay của mình hoặc thường xuyên đưa đồ vật, đồ chơi vào miệng

Lớn hơn chút trẻ thường không biết chơi mà chỉ thường ném, đập phá đồ chơi

Trẻ ít chơi với trẻ khác và thường thiếu tính hợp tác trong khi chơi

Khi nghi ngờ trẻ chậm phát triển trí tuệ, bố mẹ cần chú ý yêu thương và dành nhiều thời gian cho con để sớm nhận thấy những dấu hiệu bất thường của bé và đưa con đến khoa Tâm Lý của các bệnh viện Nhi Đồng uy tín để kiểm tra, đánh giá càng sớm càng tốt. Việc can thiệp sớm và đúng cách có thể giúp bé có thêm nhiều kỹ năng và hòa nhập xã hội tốt hơn như trẻ bình thường.

Xem thêm

Nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn?