Mô hình chăn nuôi lợn đặt năng suất cao theo mô hình khép kín

Để có thể chăn nuôi lợn đem lại kết quả lợi nhuận cao, nhiều nông dân đã tự tìm cách chăn nuôi theo ý thích nhưng lại không cho ra kết quả như mong đợi. Người dân đã tự trộn cám, sản xuất con giống chỉ mong hạ bớt chi phí đầu vào. Từ mô hình chăn nuôi khép kín trên, người dân đã giảm được số lỗ trong những thời điểm giá thịt heo bị rớt giá. Dưới đây là Mô hình chăn nuôi lợn đặt năng suất cao theo mô hình khép kín.

1. Chuồng trại: Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây.

2. Chọn giống: Nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao. Thân dài, mông nở, bụng thon.

Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi, phải nắm lý lịch nguồn gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng.

3. Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn

* Giai đoạn 1: heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi. heo có trọng lượng trung bình từ 23 – 60 kg. Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18 % protein thô ( safeed- 100) , giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal

* Giai đoạn 2: heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi. heo có trọng lượng từ 61 – 105 kg, khẩu phần ăn của heo có từ 14 – 16 % protein thô và 3000 – 3100 kcal

Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên. Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao.
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài.

4. Phân lô, phân đàn

Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

– Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.

– Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (độ đồng đều cao).

– Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể (xem ở phần quản lý đàn).

– Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m2/con, từ 35 – 100 kg có 0,8 m2/con.

5. Kỹ thuật cho ăn, uống

– Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần

– Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau

– Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.

– Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần

D-8.1

– Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất

– Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1

– Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.

– Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột

– Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.

– Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào

6. Chuồng nuôi và vệ sinh

Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.

7. Phòng bệnh cho heo

Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 – 12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt.