Bệnh thoát vị bẹn ở nam giới, nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Khi bị thoát vị bẹn ban đầu người bệnh cảm thấy tức vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên không gây đau và tình trạng này thường diễn ra không liên tục. Khi người bệnh hạn chế vận động, nằm nghỉ thì không còn cảm giác tức vùng bẹn và khối bìu giảm xuống. Ðiều này dễ gây chủ quan cho người bệnh và khi bệnh nặng gây đau đớn do ruột sa xuống chèn ép các cơ quan trong khoang bụng thì bệnh đã có biến chứng nguy hiểm như thoát vị nghẹt, dễ gây hoại tử ruột.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị bẹn ở nam giới

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nam giới mắc nhiều hơn nữ. Nguyên nhân nam giới hay mắc thoát vị bẹn, do vùng bẹn là điểm có một khe nhỏ trước kia là đường để hột tinh hoàn tụt xuống nơi ở cố định là túi bìu. Thông thường, đường này chỉ còn có các mạch máu đi qua để nuôi dưỡng tinh hoàn. Nhưng nếu lỗ bao quanh động mạch không kín hoặc quá yếu, một đoạn ruột có thể lọt vào và thoát ra ngoài ổ bụng xuống bìu gọi là thoát vị bẹn. Hiện tượng này có thể xảy ra với người trẻ nhưng dễ xảy ra với người già hơn vì các cơ thành ổ bụng yếu dễ sa xuống phía dưới. Thoát vị bẹn thường ở một bên, hiếm khi bị cả hai bên, vì khi làm việc nặng thường bên nào bị kéo căng rồi không co lại thì bên đó sẽ bị thoát vị.

Người cao tuổi do các cơ thành ổ bụng yếu, những người hay làm việc nặng nhọc, người táo bón kéo dài do áp lực thường xuyên tại ổ bụng cao…Ngoài ra, những người mắc các bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc… có nguy cơ dễ bị thoát vị bẹn.

Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn.

Thoát vị bẹn có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm và không ảnh hưởng gì tới việc có con. Hiện nay phương pháp điều trị thoát vị bẹn là phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ “vá” lỗ hổng ở thành bụng hoặc mổ đặt mảnh ghép nhân tạo vào diện yếu của vị trí thoát vị. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị muộn thoát vị bẹn có thể gây biến chứng như thoát vị nghẹt gây hoại tử ruột, mạc treo ruột. Đây là trường hợp ruột hoặc mạc treo của ruột không chạy vào lại ổ bụng được, bị nghẹt tại vùng cổ túi hoặc do bị xoắn, dẫn đến thiếu máu nuôi, nếu không can thiệp phẫu thuật kịp thời thì ruột và mạc treo ruột sẽ bị hoại tử. Đây là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất.

Ngoài ra, còn gặp biến chứng thoát vị kẹt, do tạng thoát vị chui xuống nhưng không đẩy lên được do dính vào túi thoát vị hoặc do tạng trong túi dính với nhau. Thoát vị kẹt thường gây cảm giác vướng víu và dễ bị chấn thương hơn; Chấn thương thoát vị, do khối thoát vị lớn và xuống tương đối thường xuyên, bị chấn thương từ bên ngoài gây nên dập, vỡ các tạng bên trong…

Triệu chứng bệnh thoát vị bẹn ở nam giới

Thoát vị bẹn có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Đôi khi, người bệnh cảm thấy đau hoặc căng tức vùng bẹn. Thông thường, người bệnh có thể tự đẩy chỗ túi phình trở vào trong hoặc túi phình này có thể biến mất khi người bệnh nằm xuống. Các em bé có thể có túi phình xuất hiện từng đợt mỗi khi rặn, khóc, ho hoặc đứng.

Các biến chứng bao gồm thoát vị kẹt và thoát vị nghẹt:

Thoát vị kẹt là một phần của ruột, mô mỡ hoặc buồng trứng bị kẹt lại trong túi thoát vị. Thoát vị kẹt có thể tạo nên khối chắc, căng đau, nôn, táo bón và dễ kích thích.

Tình trạng nguy hiểm nhất là thoát vị nghẹt. Thoát vị nghẹt xảy ra khi các mô trong túi thoát vị bị xoắn lại. Tình trạng này có thể dẫn đến hoại thư, nghĩa là các mô trong túi thoát vị chết đi vì không được cung cấp đủ máu. Thoát vị nghẹt có thể gây ra các triệu chứng sốt và vùng thoát vị bị sưng, đỏ, viêm và rất đau.

Điều trị bệnh thoát vị bẹn ở nam giới

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoát vị bẹn?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh án của bạn và tiến hành khám lâm sàng cho bạn trong tư thế ngồi, đứng và khi ho.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị bẹn?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị được ưu tiên. Phẫu thuật nên được thực hiện càng sớm càng tốt, thậm chí là đối với các bé còn nhỏ, nếu túi thoát vị bị đau hoặc không thể đẩy trở lại vào trong. Các cách phẫu thuật có thể theo cách truyền thống (với đường mổ như thông thường) hoặc mổ nội soi. Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ sử dụng một cái ống mỏng để đưa xuyên qua vết cắt nhỏ ở da. Bác sĩ có thể nhìn xuyên thông qua ống nhờ nguồn sáng ở đầu ống để xem bên trong cơ thể.

Mong rằng những thông tin cơ bản về bệnh thoát vị bẹn ở nam giới trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc!

Xem thêm

Bệnh rận mu là gì? Điều trị như thế nào cho hiệu quả